Khái niệm hàng xuất khẩu? Quy trình xuất khẩu?

Đăng lúc: 01:54:50 Ngày: 10/03/2020

Khái niệm về hàng xuất khẩu không còn quá xa lạ, tuy nhiên các thông tin hiện nay chỉ đang liệt kê thông tin, định nghĩa về hàng xuất khẩu theo cách nghĩ của từng cá nhân, chứ không được hệ thống rõ ràng. Vì vậy, để giúp các bạn có kiến thức chuẩn và chính xác về hàng xuất khẩu, Chuyên Tâm Express xin chia sẻ bài viết được phân tích dưới đây:

HÀNG XUẤT KHẨU LÀ GÌ?

Hàng xuất khẩu là hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại một quốc gia cụ thể nhưng được phân phối, tiêu dùng ở một quốc gia khác. Hàng xuất khẩu theo dạng hàng hóa được gọi là hàng xuất khẩu hữu hình và theo dạng dịch vụ được gọi là hàng xuất khẩu vô hình.
Để dễ hiểu hơn, chúng ta có thể tham khảo ví dụ như sau:
  • Khi công ty bạn sản xuất ra 10.000 chiếc áo, thay vì tiêu thụ số hàng hóa này trong nước. Bạn bán ra nước ngoài để thu về lợi nhuận cho công ty theo điều kiện có tốt nhất. Đây gọi là xuất khẩu hữu hình.
  • Tương tự như vậy, khi công ty bạn cung cấp các dịch vụ cho khách hàng nước ngoài tại quốc gia của họ như dịch vụ quảng cáo. Thì đây là xuất khẩu vô hình.
Trong kinh tế nhà nước, xuất khẩu và nhập khẩu được xem là 2 giá trị quan trọng biểu thị cán cân thanh toán của một quốc gia. Khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài, chúng ta cần một lượng ngoại tệ để thanh toán. Thì xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sẽ đem về một lượng ngoại tệ giúp thanh toán chi phí nhập khẩu hoặc tạo ra lợi nhuận cho quốc gia đó. Lúc này sẽ hình thành khái niệm nhập siêu hoặc xuất siêu.
Nhờ xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, quốc gia đó có thể nâng cao được sản lượng sản xuất, thu nhập quốc dân của bản thân.

7 HÌNH THỨC XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Hàng xuất khẩu được vận chuyển ra nước ngoài với 7 hình thức phổ biến, việc này giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro tối đa khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Với mỗi hình thức xuất khẩu, chúng ta có thể xác định thủ tục hải quan cho loại hình xuất khẩu tương ứng.

1. Xuất khẩu trực tiếp

Đây là hình thức mà hai bên mua bán hàng hóa trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau. Hàng xuất khẩu sẽ được bên bán tự đứng tên, đàm phán, bán hàng, làm thủ tục hải quan,…

2. Xuất khẩu gián tiếp (Xuất khẩu ủy thác)

Với hình thức xuất khẩu này, bên bán hàng cần phải ký hợp đồng xuất khẩu ủy thác với một đơn vị cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trong nước. Sau đó, bên nhận ủy thác sẽ đứng ra ký kết hợp đồng xuất khẩu, giao hàng với đối tác nước ngoài. Bên xuất khẩu chỉ cần thanh toán chi phí ủy thác xuất khẩu theo như hợp đồng ký kết ban đầu.

3. Gia công hàng xuất khẩu

Đây là hình thức được phát triển nhất trong những năm gần đây tại Việt Nam. Các công ty, doanh nghiệp sẽ nhận tư liệu sản xuất từ các công ty nước ngoài theo yêu cầu. Hàng xuất khẩu sau khi qua các khâu kiểm định chất lượng sẽ được vận chuyển theo chỉ định của bên nhập khẩu.

4. Xuất khẩu tại chỗ

Công ty xuất khẩu hàng hóa chỉ cần ký kết hợp đồng với bên mua hàng xuất khẩu nước ngoài. Và công ty hoặc bên nhập khẩu này sẽ chỉ định đơn vị vận chuyển trực thuộc tại lãnh thổ của bên bán để thực hiện các quy trình mua bán, xuất nhập hải quan còn lại.

5. Buôn bán đối lưu

Hình thức này còn được gọi là xuất nhập khẩu liên kết, hàng xuất khẩu sẽ được trao đổi tương đương với hàng nhập khẩu (thay vì tiền tệ như những hình thức xuất khẩu khác). Vậy nên, ở đây người bán cũng được xem là người mua và ngược lại, hàng hóa được trao đổi, giao thương theo dạng hàng đổi hàng.

6. Xuất khẩu theo nghị định thư ký kết giữa các

Chính phủ Đây thường là hình thức xuất khẩu giữa hai quốc gia thân thuộc nhau. Các công ty thuộc hai quốc gia này sẽ tiến hành vận chuyển hàng xuất khẩu theo chỉ định, ký kết của hai quốc gia.

7. Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất

Hàng xuất khẩu chỉ tạm thời quá cảng tại Việt Nam rồi sau đó lại được vận chuyển sang nước khác (tạm nhập tái xuất), hoặc hàng xuất khẩu trong nước được đưa ra nước ngoài tạm thời và sau một thời gian sẽ lại được nhập về (tạm xuất tái nhập).

7 BƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG XUẤT KHẨU RA NƯỚC NGOÀI DỄ DÀNG

Nhằm đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn, hàng xuất khẩu cần thực hiện theo các bước như sau:
  • Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu
  • Bước 2: Ký kết hợp đồng, chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu ra nước ngoài
  • Bước 3: Mua bảo hiểm cho hàng hóa
  • Bước 4: Thuê phương tiện vận tải
  • Bước 5: Làm thủ tục hải quan
  • Bước 6: Giao hàng lên tàu
  • Bước 7: Làm thủ tục thanh toán
Rất mong bài chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm hàng xuất khẩu và quy trình vận chuyển của nó. Nếu vẫn còn thắc mắc về kiến thức trong bài nói riêng và về logistic nói chung, đừng ngại ngần liên hệ ngay với chúng tôi nhé.