Thiên tai, khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh là những rủi ro kinh doanh mà các công ty phải đối mặt trong nhiều thập kỷ. Đại dịch COVID-19 đã tác động đến các chuỗi cung ứng toàn cầu với tốc độ và quy mô chưa từng có. Ở châu Á, các vụ đóng cửa đã gây ra việc đóng cửa các doanh nghiệp, ngừng sản xuất các nhà máy, và gián đoạn các ngành sản xuất và mạng lưới cung ứng của họ.
Kể từ những năm 1980 khi toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở ASEAN, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thường ở giai đoạn lắp ráp trung gian và cuối cùng. Các chính sách thương mại mở định hướng xuất khẩu của ASEAN và Đông Á đã góp phần vào sự ra đời của các chuỗi giá trị này và đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao.
Tuy nhiên, những chuỗi cung ứng phức tạp này vốn dễ bị tổn thương bởi những cú sốc và sự gián đoạn bên ngoài. Tính dễ bị tổn thương của các nước trong khu vực đối với biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh có nghĩa là xây dựng khả năng phục hồi và đảm bảo liên tục kinh doanh của mọi công ty trong chuỗi cung ứng.
Một nghiên cứu gần đây của Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) về khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng đã khám phá tính dễ bị tổn thương của các doanh nghiệp châu Á trước những rủi ro khó lường và phát hiện ra rằng các công ty hiện đang lo ngại hơn nhiều về những bất ổn bên ngoài so với những thập kỷ trước.
Đại dịch COVID-19 đang đặt các chuỗi cung ứng của Châu Á trước những thử thách lớn; các công ty cần đánh giá rủi ro doanh nghiệp của họ và xây dựng khả năng phục hồi. Kết hợp với tác động tài chính của suy thoái kinh tế toàn cầu, khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại của các công ty riêng lẻ.
Các biện pháp ngắn hạn
Một chiến lược chống chịu tốt có thể đạt được cả mục tiêu ngắn hạn là bảo vệ hoạt động kinh doanh, đồng thời hợp tác với các chính phủ hướng tới mục tiêu dài hạn là xây dựng các nền kinh tế có khả năng chống chịu cao trước cac cú sốc. Một số thiên tai trong hai thập kỷ qua đã gây ra những cú sốc về nguồn cung trong ngắn hạn, tuy nhiên không làm giảm năng lực hoạt động của các công ty và xuất khẩu cũng sớm tawgn trở alij.
Những cú sốc đó đã không làm đảo ngược mô hình toàn cầu hóa mà còn thúc đẩy hai xu hướng dài hạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đầu tiên, các công ty hàng đầu đã sử dụng cuộc khủng hoảng để củng cố cơ sở cung ứng của họ hơn nữa bằng cách thể chế hóa Kế hoạch đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh (Business Continuity Plans- BCP), một chiến lược của công ty thúc đẩy mối quan hệ chiến lược người mua-người bán, để đảm bảo hoạt động liên tục và tối thiểu hóa các trường hợp phải ngừng hoặc gián đoạn dịch vụ.
Thứ hai, khi nhu cầu tăng trở lại sau khủng hoảng, tăng trưởng của thương mại nội khối tạo cơ hội cho các công ty mới nâng cấp vị thế của họ và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong khi việc giải quyết các cú sốc cung và cầu bằng các cơ chế bảo hiểm doanh nghiệp phù hợp, thì phương pháp tiếp cận đa bên trong việc áp dụng BCPs bao gồm sự hỗ trợ của chính phủ đối với hệ thống cảnh báo sớm, chia sẻ thông tin, xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật là những cách tiếp cận quan trọng để tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.
Khả năng phục hồi và năng lực cạnh tranh
Các hành động trung hạn để nâng cao khả năng phục hồi bao gồm hiểu và quản lý tốt hơn mạng lưới nhà cung cấp, tăng hiệu quả sản xuất và phát triển các thay đổi chiến lược một cách có hệ thống để khai thác các thị trường mới tiềm năng.
Đại dịch COVID-19 kéo dài hoặc các tác động sâu hơn đến cấu trúc có thể trì hoãn sự phục hồi của các doanh nghiệp. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, vấn đề thanh khoản và sự suy giảm nhu cầu ở một số nền kinh tế lớn đã xảy ra nhưng chủ yếu dọc theo một số chuỗi giá trị nhất định. Nhưng trong thời gian đó, nhiều doanh nghiệp đã phục hồi nhanh chóng với sự hỗ trợ của khu vực ngân hàng, và hoàn toàn hồi phục trong vòng một hoặc hai năm.
Nhưng đại dịch COVID-19 có mức độ tác động lớn hơn và đã làm gia tăng đáng kể một loạt các rủi ro tiềm ẩn các doanh nghiệp nhỏ trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhu cầu yếu làm giảm giao dịch đối với hàng hóa trung gian dành cho lắp ráp tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Do các công ty đa quốc gia này phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu từ Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, các cú sốc này cũng ảnh hưởng luôn đến xuất khẩu của các nước ASEAN.
Mặc dù tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước châu Á hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu (những nền kinh tế hướng về xuất khẩu) nhưng vai trò quan trọng của các thị trường tiêu thụ cuối cùng cũng ngày càng được ghi nhận trong quá trình khôi phục các chuỗi cung ứng.
Các công ty bán sản phẩm của họ cho các nền kinh tế tiên tiến như Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU) và Hoa Kỳ nên nhận thức được các cơ hội mới cho tăng trưởng xanh đã được tiếp thêm sức mạnh từ các gói kích thích phục hồi sau đại dịch.
Trong khi nhu cầu của người tiêu dùng sẽ phục hồi chậm, giá cả sẽ vẫn là một yếu tố được cân nhắc nhiều trong thời gian hậu COVID-19.
Mô hình chuỗi cung ứng “đàn hồi” mới
Nâng cao khả năng phục hồi của các doanh nghiệp trong dài hạn liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mới và tham gia các thỏa thuận quốc tế về tiêu chuẩn toàn ngành.
Hơn ba thập kỷ tập trung vào tối ưu hóa để giảm thiểu chi phí sản xuất, giảm hàng tồn kho và tăng cường sử dụng vốn đã tạo ra chuỗi cung ứng toàn cầu tinh gọn, do đó loại bỏ vùng đệm và các công ty châu Á mới nổi, những công ty khởi nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, Đại dịch COVID-19 khiến nhiều công ty phải suy nghĩ lại và chuyển đổi các mạng lưới sản xuất này.
Các công nghệ mới đang xuất hiện, có thể cải thiện đáng kể khả năng phục hồi và năng lực cạnh tranh. Mô hình chuỗi cung ứng tuyến tính truyền thống đang chuyển đổi thành mạng sản xuất kỹ thuật số, nơi các silo chức năng có thể được chia nhỏ và các tổ chức có thể kết nối với mạng lưới nhà cung cấp của họ để cho phép truy xuất đầu cuối, hợp tác, nhanh nhẹn và tối ưu hóa chi phí.
Tận dụng các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), rô bốt, chuỗi khối (blockchain), điện toán nhận thức, thực tế ảo và tăng cường giúp dự đoán và đáp ứng các thách thức cạnh tranh và khả năng phục hồi trong tương lai. Để duy trì khả năng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đòi hỏi phải đầu tư vào con người, kỹ năng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số chất lượng cao và khuyến khích các mối liên kết mạnh mẽ giữa ngành và trường đại học.
Khuôn khổ Sendai (Sendai Framework), một thỏa thuận quốc tế không ràng buộc của Liên Hợp Quốc (LHQ) và Hiệp định ASEAN về Quản lý Thiên tai và Ứng phó Khẩn cấp (AADMER) công nhận khu vực tư nhân là bên liên quan chính, chịu trách nhiệm xây dựng các doanh nghiệp có khả năng đưa ra các quyết định có rủi ro và phát triển chuỗi cung ứng linh hoạt.
Cam kết trong các thỏa thuận quốc tế như vậy sẽ giúp các doanh nghiệp cùng hành động dựa trên các tiêu chuẩn về khả năng chống chịu trong toàn ngành. Như vậy trong thời gian tới, khả năng phục hồi sau các cú sốc sẽ trở thành một trong những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp.