Sự bùng phát của dịch bệnh cũng là một cơ hội cho các giao dịch, mua bán thương mại xuyên biên giới phát triển, đặc biệt là thương mại điện tử. Vậy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội tuyệt vời nào để hòa nhịp vào thị trường chung của thế giới.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy các doanh nghiệp thương mại điện tử thế giới cũng như Việt Nam ngày càng phát triển. Thương mại điện tử xuyên biên giới đang trở thành nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu.
Thương mại điện tử tăng trưởng ngoạn mục trong đại dịch
Sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng tham gia, quy trình hoạt động, thêm vào đó là sự hỗ trợ của hệ thống hạ tầng internet và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ đã đưa TMĐT trở thành trụ cột trong tiến trình phát triển của các nền kinh tế.
Mặc dù thế giới trải qua nhiều đợt đóng cửa, ngưng giao thương hoạt động kinh tế.
Thị trường TMĐT càng trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn mang đến cơ hội mới từ nhu cầu mới phát sinh của thị trường. Thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam tại thị trường nội địa cũng dần dịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang hình thức mua hàng online thông qua phương tiện điện tử.
Hơn nữa, thông qua TMĐT giúp người dùng thông qua internet để mua sắm trên toàn cầu và trở thành người tiêu dùng toàn cầu. Bên cạnh đó việc thị trường TMĐT ngày càng phát triển đã trở thành cơ hội cho các doanh nghiệp Việt bước chân vào thị trường và tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cấp sản phẩm và tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp.
Những tín hiệu tín cực để giúp mở ra tiềm năng lớn cho thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới.
Hoạt động TMĐT xuyên biên giới còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam vì nhiều quy trình, thủ tục, giấy tờ phức tạp ngoài ra mỗi doanh nghiệp còn phải nắm rõ thị trường, thương mại quốc tế, khách hàng, các quy định của nước bạn. TMĐTXBG sẽ là kênh nhanh nhất để kết nối trực tiếp với khách hàng, hỗ trợ hữu hiệu cho kênh phân phối truyền thống khi thương hiệu doanh nghiệp được quảng bá trực tiếp tại thị trường nhập khẩu. Phương thức này một mặt sẽ giúp giảm chi phí doanh nghiệp mặt khác giúp phân phối sản phẩm đến người dùng cuối, giúp phát triển và duy trì thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường nhập khẩu.
Nhưng doanh nghiệp phải làm rất nhiều việc
Theo các chuyên gia kinh tế mặc dù TMĐT xuyên biên giới tạo cơ hội cho doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu hàng Việt ra thị trường thế giới nhưng mỗi thị trường thì lại có những quy định, yêu cầu khác nhau về chất lượng sản phẩm, cách thức giao dịch….Để có thể triển khai được TMĐT xuyên biên giới một cách hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp cần nắm rõ những yêu cầu này.
TMĐT xuyên biên giới sẽ là kênh phân phối hiệu quả cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, nhưng để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm rõ những quy định nước nhập khẩu, quy trình vận hành logistics. Từ đó, xây dựng phương án kinh doanh tối ưu nhất, chi phí thấp qua đó để hàng Việt có giá bán cạnh tranh với những nước có mặt hàng tương tự khi đưa lên TMĐT xuyên biên giới tiêu thụ.