Tổng cục hải quan vừa ban hành công văn hỏa tốc Số: 521/TCHQ-TXNK về việc thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP. Cụ thể:

Để đảm bảo thực hiện đúng nội dung Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thống nhất trong toàn ngành, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Việc khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa nhập khẩu căn cứ vào thực tế hàng hóa nhập khẩu, đối chiếu với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và mức thuế suất thuế GTGT theo quy định của Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT.

2. Chính sách giảm thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo phạm vi hàng hóa quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.

Đối với việc khai thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu được giảm thuế GTGT, yêu cầu thực hiện theo đúng các quy định nêu tại điểm 1 và điểm 2 dẫn trên.

3. Danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng nêu tại Phụ lục I và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP là các ngành sản phẩm thuộc phạm vi loại trừ tại Nghị quyết số 43/2022/QH15.

4. Hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT, đáp ứng tiêu chí nêu tại cột 8 “Tên sản phẩm”, cột 9 “Nội dung” của Phụ lục I và phần A Phụ lục III, cột 3 “Hàng hóa” của Phần B Phụ lục III, hàng hóa nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì áp dụng thuế GTGT 10%.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không được nêu tại Danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT (Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP), thì áp dụng thuế GTGT 8%.

5. Trường hợp hàng hóa tại Phụ lục I và Phụ lục III xác định mã số HS là:

a) Chương (02 chữ số), không chi tiết nhóm (04 chữ số), phân nhóm (06 chữ số) hoặc mã số (08 chữ số) thì toàn bộ mã hàng 08 chữ số thuộc chương đó áp dụng thuế GTGT 10%;

b) Chương (02 chữ số), có chi tiết đến nhóm (04 chữ số), không chi tiết phân nhóm (06 chữ số) hoặc mã số (08 chữ số) thì toàn bộ mã hàng 08 chữ số thuộc nhóm đó áp dụng thuế GTGT 10%;

c) Chương (02 chữ số), có chi tiết đến phân nhóm (06 chữ số), không chỉ tiết mã số (08 chữ số) thì toàn bộ mã hàng 08 chữ số thuộc phân nhóm đó áp dụng thuế GTGT 10%.

d) Chương (02 chữ số), có chi tiết đến mã HS 08 chữ số thì chỉ mã hàng 08 chữ số đó áp dụng thuế GTGT 10%.

Ví dụ:

Trường hợp dòng hàng có tên hàng “Plastic dạng nguyên sinh” (cột 8), mã số HS (cột 10) là 39, có chi tiết mã số HS đến nhóm 04 chữ số, từ nhóm 39,01 đến 39.13 và mã số 3914,00.00 thì toàn bộ các mã hàng 08 chữ số thuộc các nhóm từ 39.01 đến 39,13 và mã số 3914.00.00 áp dụng thuế GTGT 10%, các nhóm 04 chữ số còn lại của Chương 39 áp dụng thuế GTGT 8%.


Sự bùng phát của dịch bệnh cũng là một cơ hội cho các giao dịch, mua bán thương mại xuyên biên giới phát triển, đặc biệt là thương mại điện tử. Vậy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội tuyệt vời nào để hòa nhịp vào thị trường chung của thế giới.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy các doanh nghiệp thương mại điện tử thế giới cũng như Việt Nam ngày càng phát triển. Thương mại điện tử xuyên biên giới đang trở thành nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu.

Thương mại điện tử tăng trưởng ngoạn mục trong đại dịch
Sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng tham gia, quy trình hoạt động, thêm vào đó là sự hỗ trợ của hệ thống hạ tầng internet và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ đã đưa TMĐT trở thành trụ cột trong tiến trình phát triển của các nền kinh tế.

Mặc dù thế giới trải qua nhiều đợt đóng cửa, ngưng giao thương hoạt động kinh tế.

Thị trường TMĐT càng trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn mang đến cơ hội mới từ nhu cầu mới phát sinh của thị trường. Thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam tại thị trường nội địa cũng dần dịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang hình thức mua hàng online thông qua phương tiện điện tử.

Hơn nữa, thông qua TMĐT giúp người dùng thông qua internet để mua sắm trên toàn cầu và trở thành người tiêu dùng toàn cầu. Bên cạnh đó việc thị trường TMĐT ngày càng phát triển đã trở thành cơ hội cho các doanh nghiệp Việt bước chân vào thị trường và tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cấp sản phẩm và tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp.

Những tín hiệu tín cực để giúp mở ra tiềm năng lớn cho thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới.

Hoạt động TMĐT xuyên biên giới còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam vì nhiều quy trình, thủ tục, giấy tờ phức tạp ngoài ra mỗi doanh nghiệp còn phải nắm rõ thị trường, thương mại quốc tế, khách hàng, các quy định của nước bạn. TMĐTXBG sẽ là kênh nhanh nhất để kết nối trực tiếp với khách hàng, hỗ trợ hữu hiệu cho kênh phân phối truyền thống khi thương hiệu doanh nghiệp được quảng bá trực tiếp tại thị trường nhập khẩu. Phương thức này một mặt sẽ giúp giảm chi phí doanh nghiệp mặt khác giúp phân phối sản phẩm đến người dùng cuối, giúp phát triển và duy trì thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường nhập khẩu.

Nhưng doanh nghiệp phải làm rất nhiều việc
Theo các chuyên gia kinh tế mặc dù TMĐT xuyên biên giới tạo cơ hội cho doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu hàng Việt ra thị trường thế giới nhưng mỗi thị trường thì lại có những quy định, yêu cầu khác nhau về chất lượng sản phẩm, cách thức giao dịch….Để có thể triển khai được TMĐT xuyên biên giới một cách hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp cần nắm rõ những yêu cầu này.

TMĐT xuyên biên giới sẽ là kênh phân phối hiệu quả cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, nhưng để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm rõ những quy định nước nhập khẩu, quy trình vận hành logistics. Từ đó, xây dựng phương án kinh doanh tối ưu nhất, chi phí thấp qua đó để hàng Việt có giá bán cạnh tranh với những nước có mặt hàng tương tự khi đưa lên TMĐT xuyên biên giới tiêu thụ.

Thủ tục nhập khẩu máy tạo oxy là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong thời gian gần đây. Máy tạo oxy là một trong những sản phẩm thông minh và linh hoạt trong việc chuyển đổi oxy từ môi trường bên ngoài, sau đó lọc bỏ khí Nito và tạp chất rồi dần dần chuyển đổi thành Oxy sạch và nguyên chất cho người sử dụng. Sản phẩm này mang lại sự an toàn và cơ động trong thời điểm dịch Covid – 19 vẫn đang lan rộng tại các tỉnh thành tại Việt Nam.
Vậy thủ tục nhập khẩu máy tạo oxy được thực hiện như thế nào? Và các doanh nghiệp cần làm những thủ tục hay chứng từ gì để có thể phân phối một cách dễ dàng?
Để nhập khẩu máy tạo oxy một cách thuận lợi, thì đây phải là hàng mới 100% và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thị trường phổ biến và được tin dùng nhất thời điểm hiện tại là được nhập khẩu từ Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, các sản phẩm từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng là một trong những sự lựa chọn tốt cho khách hàng. Mặt hàng này không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên vì là mặt hàng y tế và được người tiêu dùng sử dụng trực tiếp để cải thiện sức khỏe, nên thủ tục nhập khẩu được yêu cầu như sau:
Thủ tục đăng ký phân loại thiết bị y tế loại B và công bố hợp quy:
Trước khi nhập khẩu mặt hàng máy tạo oxy, Doanh nghiệp nhập khẩu cần chuẩn bị những giấy tờ sau để thực hiện thủ tục phân loại thiết bị y tế và công bố hợp quy:
+ ISO (ISO Certificate): Chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế
+ CFS (Certificate of Free Sale): Giấy phép lưu hành tự do
+ Test Report: Bản tóm tắt kết quả kiểm nghiệm
Sau khi có đầy đủ những chứng từ trên, Doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục thông qua các công ty được ủy quyền từ Bộ Y Tế cho công tác thực hiện và chứng nhận các sản phẩm y tế. Thời gian cấp chứng nhận phân loại và công bố hợp quy dao động từ 10 – 15 ngày. Sau đó Doanh nghiệp tiến hành cho nhập khẩu sản phẩm về Việt Nam.
Chứng từ thủ tục hải quan máy tạo oxy nhập khẩu:
+ Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
+ Packing List (Phiếu đóng gói)
+ Bill of Lading (Vận đơn đường biển/ đường hàng không)
+ Certificate of Origin (Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ – Nếu có)
+ Catalogue của máy (Nếu có)
+ Giấy phép phân loại thiết bị y tế loại B
Hs Code máy tạo oxy nhập khẩu:
90192000: Máy trị liệu bằng ôzôn, bằng oxy, bằng xông, máy hô hấp nhân tạo hoặc máy hô hấp trị liệu khác.
Với Hs code này, thuế nhập khẩu thông thường cho các nước trong khối FTA là 0%, VAT 5%. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể yêu cầu C/O để làm cơ sở bán hàng trong nước, không cần C/O để được giảm thuế.
Chuyên Tâm Express thông quan lô hàng máy tạo oxy
Với kinh nghiệm lâu năm chuyên thực hiện thông quan và vận chuyển mặt hàng máy tạo oxy và hàng thiết bị y tế nói chung. Melody Logistics luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp khai báo hải quan và làm thủ tục nhanh chóng, chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp và cung cấp thêm nhiều thông tin khác.
Chúng tôi hân hạnh được phục vụ và mong có cơ hội hợp tác với quý doanh nghiệp.

Logistics là ngành đang phát triển rất nóng với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 10% và đóng góp khoảng 5% vào GDP quốc gia. Không thể phủ nhận đây là ngành có tiềm năng phát triển lớn.
Tại Việt Nam, nhân viên ngành Logistics được xếp vào top những ngành có mức lương khủng hiện nay. Nhân viên Logistics có mức lương khởi điểm từ 6 – 7 triệu/tháng, trong khi đó các vị trí Lãnh Đạo Cao Cấp và Quản Lý đang rất cần nguồn nhân sự để phát triển ngành. Cụ thể như mức lương cho vị trí Logistics Manager dao động từ 3.000 – 4.000 USD/tháng, vị trí Giám Đốc Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Director) có mức lương từ 5.000 – 7.000 USD/tháng.
Mối lo nguồn nhân lực ngành logistics: vừa thiếu, vừa yếu
Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển Tp.HCM cho thấy, có đến 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, kiến thức logistics; 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyên môn của nhân viên.
Còn kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh tế cũng ghi nhận, có tới 80,26% nhân viên trong các doanh nghiệp logistics được đào tạo thông qua các công việc hàng ngày; 23,6% nhân viên tham gia các khóa đào tạo trong nước; 6,9% nhân viên được các chuyên gia nước ngoài đào tạo và chỉ có 3,9% được tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài.
Các số liệu nghiên cứu đều chỉ ra rằng, nguồn nhân lực logistics của Việt Nam không những thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng. Đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ cao ở cấp độ nhà quản lý cũng đang thiếu một cách trầm trọng. Vị trí cán bộ quản lý thường là những người đang nắm vị trí chủ chốt dù đã được đào tạo hoặc tái đào tạo, nhưng cơ bản vẫn còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh logistics. Có thể nói phong cách lãnh đạo và quản lý của đội ngũ này đều chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành, chưa nói tới việc phải cập nhật kiến thức mới của họ.
Trong khi đó, theo dự báo của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam thì trong 3 năm tới các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần thêm 18.000 lao động mới và các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ cũng cần trên cả triệu nhân sự có chuyên môn về logistics.
Nguồn nhân lực thiếu cũng bởi vì nguồn nhân lực yếu, điều đó đặt ra vấn đề cấp thiết cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hơn bao giờ hết, khai thác những điểm mạnh mà chính Logistics chưa khai thác hết – một lĩnh vực đầy tiềm năng và triển vọng.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành Logistics
Để phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics ở nước ta, theo góc nhìn của Chuyên Tâm Express, chúng ta cần  triển khai một số giải pháp.
Thứ nhất: Nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học, chất lượng đào tạo của đội ngũ giảng viên Logistics. Các cơ sở đào tạo chú trọng hơn trong  xây dựng các chương trình giáo trình đào tạo chuyên ngành Logistics bài bản, hiện đại hơn, vừa phù hợp với thị trường lao động quốc tế vừa phù hợp với thực tiễn của ngành Logistics Việt Nam.Tổ chức thuyết trình về thực tiễn hoạt động ngành hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới cho sinh viên để sinh viên có định hướng việc làm trước khi ra trường.
Thứ 2: Các đơn vị đào tạo nên có lộ trình đào tạo kết hợp giữa kiến thức nền tảng và kinh nghiệm thực tế. Bằng cách phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp Logistics để đảm bảo chương trình đào tạo mang tính thực tiễn, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường logistics.
Đồng thời các doanh nghiệp logistics lớn cần có chương trình hỗ trợ sinh viên thực tập để hấp dẫn sinh viên vào công ty mình từ đó tăng cơ hội lựa chọn người giỏi, đây là chính sách mà Chuyên Tâm Express đang áp dụng hiệu quả trong việc tuyển chọn nhân sự cho công ty. Trong quá trình thực tập, sinh viên sẽ được đào tạo về chuyên môn trước khi trở thành nhân viên của công ty.
Thứ 3: Doanh nghiệp và nhà trường cần có sự phối hợp trong việc đặt hàng nguồn nhân lực chất lượng, vừa giải quyết bài toán việc làm cho sinh viên ngành sau khi ra trường và đảm bảo chất lượng đầu vào nguồn nhân lực logisitics cho công ty.
Thứ 4: Bản thân người lao động cũng nên có định hướng công việc ngay từ khi đang trong quá trình đào tạo. Sinh viên cần năng động hơn nữa trong quá trình tìm kiếm và tiếp cận các công ty dịch vụ logistics nếu muốn làm việc trong khu vực dịch vụ này, sau đó cần tích cực học hỏi trau dồi nghiệp vụ và kỹ năng làm việc để có thể bắt kịp với công việc ngay sau khi tốt nghiệp
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, Chuyên Tâm luôn chú trọng trong khâu tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự cho công ty, nhằm tạo ra một thế hệ nhân viên trẻ tài năng và nhiệt huyết với công việc, vì mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Chúng tôi chào đón những ứng viên yêu nghề, đang trên con đường tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân, xây dựng sự nghiệp cho riêng mình, góp sức cùng Chuyên Tâm Express vững bước vươn xa, chinh phục những tầm cao mới.

Giá cước vận chuyển hàng hóa tăng vọt trên toàn cầu sẽ tác động lên túi tiền của bạn sớm hơn so với tưởng tượng. Từ tách café bạn uống mỗi sáng cho đến những món đồ chơi trẻ em, tất cả đều sẽ tăng giá.
Theo dữ liệu từ Drewry Shipping, chi phí để vận chuyển 1 container hàng hóa kích thước 40 feet bằng đường biển từ Thượng Hải tới Rotterdam hiện đã chạm mức cao kỷ lục 10.522 USD – tăng 547% so với mức trung bình 5 năm gần đây. Vì 80% hàng hóa trên toàn thế giới được vận chuyển bằng đường biển, cước phí tăng đe dọa sẽ kéo theo giá của mọi mặt hàng đều tăng, từ đồ chơi trẻ em, đồ nội thất, linh kiện ô tô đến cả những thứ nhỏ nhặt như café, đường. Điều này khiến nỗi lo về lạm phát càng tăng lên trong bối cảnh áp lực lạm phát vẫn đang đến từ nhiều phía.
“Suốt 40 năm trong nghề bán lẻ đồ chơi, tôi chưa từng thấy tình hình giá cả căng thẳng đến vậy”, Gary Grant, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của chuỗi đồ chơi The Entertainer ở nước Anh chia sẻ. Ông đã phải ngừng nhập khẩu những con gấu teddy cỡ đại từ Trung Quốc vì sẽ phải tăng gấp đôi giá bán lẻ mới đủ để bù đắp chi phí vận chuyển.
Giá cước container tăng chóng mặt. Nguồn: Bloomberg
Hiện thị trường đang phải cùng lúc đối mặt với một loạt yếu tố căng thẳng: nhu cầu tăng vọt, tình trạng thiếu container, các cảng tắc nghẽn và cả thiếu tàu cũng như thiếu công nhân bốc dỡ tại cảng. Hệ quả là mọi tuyến đường đều phải chịu sức ép lớn. Gần đây dịch bệnh lại bùng phát tại một số trung tâm xuất khẩu của châu Á như tại một số cảng của Trung Quốc khiến tình hình càng tồi tệ hơn.
Các chặng đường dài bị ảnh hưởng nặng nề nhất, ví dụ chi phí vận chuyển hàng từ Thượng Hải đến Rotterdam hiện cao hơn 67% so với tới bờ Tây nước Mỹ.
Trước đây chi phí vận chuyển thường được coi là không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát bởi chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí. Tuy nhiên hiện nay các nhà kinh tế học cho rằng cần phải chú ý nhiều hơn đến yếu tố này. HSBC ước tính giá cước vận chuyển bằng container tăng 205% sẽ khiến chi phí sản xuất của khu vực euro tăng thêm 2%.
Các nhà bán lẻ đối mặt với 3 lựa chọn: tạm ngừng nhập hàng, tăng giá hoặc tự hấp thụ chi phí để sau này mới chuyển gánh nặng lên người tiêu dùng. Cuối cùng thì cả 3 lựa chọn đều sẽ dẫn đến giá cả tăng, theo Jordi Espin – chuyên gia của Hội đồng các nhà vận tải biển ở châu Âu, tổ chức đại diện cho khoảng 100.000 nhà bán lẻ, bán buôn và nhà sản xuất. Theo ông, hiện tại thì một phần gánh nặng chi phí đã được chuyển sang cho người tiêu dùng.
Chi phí sản xuất ở châu Âu tăng mạnh.
Gần đây châu Âu đã ngừng nhập khẩu cá trống từ Peru vì với cước phí quá cao thì giá không còn cạnh tranh so với nguồn nội địa nữa. Tương tự, người trồng olive ở châu Âu đã ngừng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong khi đó những nút thắt cổ chai trên chuỗi cung ứng và chi phí gia tăng ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu những hạt café Arabica mà Starbucks ưa chuộng cũng như những hạt café robusta từ châu Á thường được dùng để sản xuất café hòa tan.
Bị ảnh hưởng nhiều hơn là những công ty sản xuất các mặt hàng cồng kềnh nhưng giá trị không cao như đồ chơi và đồ nội thất. Đối với một số nhà sản xuất đồ nội thất giá rẻ, cước phí hiện đã chiếm tới 62% tổng giá bán lẻ, theo Alan Murphy, CEO của công ty tư vấn Sea-Intelligence ở Copenhagen.
Các công ty vẫn đang cố gắng hết sức để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Một số ngừng xuất khẩu đến một vài thị trường trong khi một số thử tìm kiếm nguồn hàng hóa hoặc nguyên vật liệu ở gần hơn để cắt giảm chi phí. Tình trạng càng kéo dài lâu thì sẽ càng có nhiều công ty phải tái cấu trúc, rút ngắn chuỗi cung ứng.
Cho đến nay các NHTW vẫn coi nhẹ hiện tượng cước phí vận tải tăng lên trên toàn cầu với lập luận đà tăng giá xuất phát từ những điểm tắc nghẽn trên chuỗi cung ứng sẽ sớm phai nhạt dù có thể kéo dài đến hết năm nay. Thêm nữa các công ty thường ký hợp đồng theo năm với các hãng tàu, vì thế giá cước trên thực tế có thể thấp hơn nhiều so với giá giao ngay mà báo chí giật tít.
Tuy nhiên giới phân tích cảnh báo không nên coi thường nguy cơ lạm phát. “Kể cả khi mức độ nhỏ hơn so với ước tính, cơn sóng lạm phát đã tích tụ suốt hơn 1 năm và do đó sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Tồn tại nguy cơ chúng ta đang đánh giá các tác động thấp hơn so với thực tế có thể xảy ra”, giáo sư Volker Wieland của Goethe University (Frankfurt, Đức) nhận định.

Ngày 3/6, vải U hồng Thanh Hà đã có mặt trên toàn bộ 230 siêu thị của FairPrice tại Singapore. Dự tính đến cuối tháng 7/2021, khối lượng xuất khẩu vải sang thị trường này có thể lên đến 100 tấn…
Dự kiến đến cuối tháng 7/2021 khối lượng xuất khẩu có thể lên đến 100 tấn.
Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho rằng, quy mô thị trường của vải thiều năm nay mở rộng hơn nhiều. Năm 2020, vải thiều Việt Nam chỉ được bày bán tại những đại siêu thị hoặc các trung tâm thương mại lớn của FairPrice.
Theo tính toán, từ nay đến hết mùa vải, mỗi tuần Singapore sẽ tiêu thụ ít nhất 1 container 40 feet. Dự kiến đến cuối tháng 7/2021, khối lượng xuất khẩu có thể lên đến 100 tấn.
Vải thiều Việt Nam tại hệ thống FairPrice
“Đây là một thị trường rất nhỏ với quy mô dân số chưa đến 6 triệu dân. Tuy nhiên, lại là một thị trường có truyền thống tiêu thụ trái vải với nhu cầu cao và ổn định. Trong văn hóa người Hoa-sắc dân chủ yếu tại Singapore, trái vải được coi là trái cây mang lại may mắn, bắt buộc hiện diện trong các dịp lễ quan trọng và các bữa tiệc lớn”, Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết.
Nắm bắt yếu tố này, để quảng bá cho trái vải Việt Nam tại địa bàn, Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã in ấn khung treo quảng cáo, ấn phẩm gắn sự kiện vải tươi Việt Nam mùa vụ mới với Lễ hội Đoan Ngọ của người Hoa.
Bên cạnh đó, cổng thông tin điện tử của Thương vụ (trang tiếng Anh)cũng đăng tải bài viết giới thiệu lịch sử trái vải và các tác dụng dược lý, làm đẹp của trái vải.
Trong các sự kiện kết nối với nhà nhập khẩu Singapore, Thương vụ đã chủ động mời chuyên gia Singapore – là tác giả của cuốn “Sổ tay hướng dẫn thực hành vải” cho người nông dân Việt Nam-người đã có hơn 10 năm gắn bó với trái vải Việt giới thiệu, thuyết phục nhà nhập khẩu về sự khác biệt nổi trội về chất lượng của trái vải Việt Nam so với trái vải từ các vùng địa lý khác.
Trong văn hóa người Hoa-sắc dân chủ yếu tại Singapore, trái vải được coi là trái cây mang lại may mắn, bắt buộc hiện diện trong các dịp lễ quan trọng và các bữa tiệc lớn
Hàng năm, Singapore nhập khẩu tới hơn 2.000 tấn vải từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và các nước Nam bán cầu như Úc, Nam Phi, Madagascar, Mauritius…
Là nước không có nền nông nghiệp, không trồng vải, nhưng Singapore xuất khẩu gần 400 tấn vải, cả vải tươi lẫn vải đóng hộpmỗi năm, tức khoảng 20% khối lượng nhập khẩu.
Vải tươi được Singapore tái xuất chủ yếu sang: Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippines.Vải đóng hộp sang hàng chục thị trường, bao gồm: các nước ASEAN, Nam Á (Srilanka, Bangladesh, Pakistan), Maldives, Barbados, Fiji, Papua New Guinea,Kenya, Seychelles, các nước vùng Vịnh…
VẢI THIỀU VIỆT VƯƠN XA
Theo bà Trần Thu Quỳnh, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore, nếu không tính thị trường Trung Quốc, thì Singapore có thể cũng được coi là một “đối thủ cạnh tranh” với Việt Nam về khối lượng xuất khẩu trái vải ra thế giới.
Đây vừa là một thách thức, vừa là một cơ hội đối với sản phẩm vải của Việt Nam nói chung và công tác xúc tiến thương mại của Thương vụ nói riêng.
Bởi theo bà Quỳnh, thách thức vì rõ ràng chúng ta đã bỏ ngỏ một số thị trường nước ngoài, chưa làm được tốt công tác chế biến sâu, chưa làm tốt công tác nhận diện thương hiệu cho trái vải Việt Nam.
Song chúng ta cũng cần nhìn nhận đây như một cơ hội trong bối cảnh Việt Nam và Singapore cùng là thành viên của nhiều Hiệp định thương mại tự do rộng lớn như CPTPP, RCEP, EU…
“Trong bối cảnh hội nhập, tận dụng mạng lưới bán hàng của đối tác Singapore chính là để trái vải Việt có thể vươn sang những thị trường mới”, bà Quỳnh nói.
Ngoài ra, việc dán tem truy xuất nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý Thanh Hà trên bao bì xuất khẩu năm nay là nỗ lực lớn của Bộ Công Thương và tỉnh Hải Dương để tăng cường sự nhận diện thương hiệu vải Việt Nam và bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở thị trường nước ngoài.
Theo Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore, có thể giá trị xuất khẩu vải thiều sang thị trường này chưa lớn, nhưng lànỗ lực của các cơ quan quản lý và sự quyết tâm của các doanh nghiệp để khai mở thị trường nước ngoài cho mặt hàng này.
Điều này cũng chứng minh năng lực cung ứng, năng lực bảo quản sau thu hoạch và năng lực logistics của Việt Nam. Đây là chìa khóa mở cửa cho mọi mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam để đi ra thế giới.