Do nhu cầu mở rộng kinh doanh CÔNG TY cần tuyển dụng vị trí sau :

Nhân viên Marketing online : Số lượng 2 – 5 người (Nữ)
➪ MÔ TẢ CÔNG VIỆC
♣ Lập kế hoạch Marketing theo từng giai đoạn, dự án.
♣ Chiến lược thực hiện tối ưu quảng cáo dịch vụ, thương hiệu.
♣ Quản lý, xây dựng nội dung các fanpage của công ty.
♣ Lập kế hoạch và thực hiện các chiến dịch sự kiện cho các ưu đãi.
♣ Báo cáo công việc và kết quả với cấp trên.
➪ YÊU CẦU
► Biết lắng nghe là 1 lợi thế.
► Năng động, gọn gàng, ngăn nắp
► Có năng khiếu giao tiếp, thảo luận, viết bài.
► Thành thạo sử dụng máy tính. Khả năng làm việc độc lập.
➪ QUYỀN LỢI
♠ Được làm việc trong môi trường thân thiện, chuyên nghiệp.
♠ Được hưởng lương cơ bản + thu nhập theo thỏa thuận và năng lực.
♠ Được nghỉ, thưởng trong các dịp lễ, tết, khi có thành tích xuất sắc trong công việc.
➪ THỜI GIAN LÀM VIỆC
– Buổi sáng: Từ 8h30 đến 12h00
– Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00
Thời gian từ thứ 2 đến thứ 7. Chủ nhật không làm việc.
➪ ĐỊA CHỈ
B24-TT10 Khu Đô Thị Văn Quán (ngõ 24 Nguyễn Khuyến) Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
024.33.606.568 – 0919.270.515 – 0828.111.169 – 0962.096.339
Trân trọng,

1. Logistics là dịch vụ hậu cần bao gồm các hoạt động như:

– Vận chuyển hàng hóa

– Lưu trữ hàng hóa

– Bao bì, đóng gói

– Kho bãi

– Làm thủ tục hải quan…

nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất.

Từ đây suy ra, nhân viên Logistics sẽ là người phụ trách các công việc liên quan đến chuỗi các hoạt động nói trên.

Nếu làm tốt Logistics thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển không hề nhỏ, điều đó đồng nghĩa với giá thành sản phẩm sẽ được hạ xuống từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và đem về nhiều lợi nhuận.

logistics-la-gi-luong-cua-nganh-logistics-cao-hay-thap-1

2. Các hoạt động cụ thể trong ngành Logistics

Việc quản lý hậu cần có thể liên quan đến một số hoạt động cụ thể sau

– Vận chuyển hàng hóa trong nước.

– Vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài.

– Quản lý đội tàu.

– Kho bãi.

– Xử lý vật liệu.

– Thực hiện đơn hàng.

– Quản lý hàng tồn kho.

– Hoạch định nhu cầu.

3. Tại sao Logistics lại quan trọng

Mặc dù nhiều doanh nghiệp nhỏ tập trung vào việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm và dịch vụ của họ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nhưng nếu những sản phẩm đó không đến được với khách hàng thì doanh nghiệp sẽ thất bại. Đó là vai trò chính của Logistics.

Logistics cũng ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của doanh nghiệp như

Các nguyên vật liệu thô được mua, vận chuyển và lưu trữ cho đến khi sử dụng càng hiệu quả thì doanh nghiệp càng có lợi nhuận cao. Điều phối các nguồn lực để cho phép cung cấp và sử dụng kịp thời các nguyên vật liệu có thể tạo ra  nhiều lợi nhuận một công ty.

Và về phía khách hàng, nếu sản phẩm không thể được sản xuất và vận chuyển kịp thời, sự hài lòng của khách hàng có thể giảm, cũng ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và khả năng tồn tại lâu dài của công ty.

4. Cơ hội và thách thức cho ngành Logistics

Ngành Logistics có mặt tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, lên đến 35 – 40%. Hiện tại, có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này và con số này dự đoán sẽ càng tăng chóng mặt trong thời gian sắp tới.

Thống kê của Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam thì trong 3 năm tới, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics cần thêm khoảng 18.000 lao động, chưa tính các doanh nghiệp hoạt động khác ngành. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm dành cho những người theo học ngành Logistics là rất lớn, bạn hoàn toàn có thể kiếm được việc làm lương cao, ổn định tại các doanh nghiệp Logistics trong và ngoài nước ngay sau khi vừa ra trường.

logistics-la-gi-luong-cua-nganh-logistics-cao-hay-thap-2

Tuy nhiên, không có công việc nào dễ dàng cả, để thành công với nghề Logistics cũng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Đầu tiên, bạn phải trau dồi khả năng ngoại ngữ vì hầu hết các doanh nghiệp đều có định hướng mở rộng hợp tác với các công ty nước ngoài, các chứng từ, biên bản theo đó cũng được trình bày dưới dạng tiếng Anh. Thông thạo ngoại ngữ sẽ là bàn đạp vững chắc để bạn tìm thấy cơ hội ở bất cứ công ty nào. Tiếp theo, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý phải di chuyển nhiều, đặc biệt khi bạn chọn công việc liên quan đến xuất nhập khẩu. Ngoài ra, sự năng động, nhanh nhẹn và tỉ mỉ cũng giúp bạn ghi điểm khi tham gia ứng tuyển vào vị trí Logistics.

 

Theo dự báo mới nhất của Bộ Công Thương, nửa cuối năm, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan hơn so với quý II/2020 sau khi nhiều nước bắt đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và bắt đầu đẩy nhanh quá trình phục hồi, mở cửa.
Hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. Ảnh: N.Linh
Bên cạnh đó, xuất khẩu 6 tháng cuối năm có thể hy vọng từ việc thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) từ ngày 1/8 tới.
Nếu dịch bệnh được kiểm soát tại châu Âu, Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế rất lớn từ việc giảm/xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU để khai thác thị trường này.
Nhiều hoạt động tuyên truyền, giới thiệu nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương đã được Bộ Công Thương tổ chức trong thời gian qua nhằm đảm bảo tận dụng tối đa các cơ hội mà Hiệp định mang lại.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng khẳng định, dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Diễn biến tình hình thực tế cho thấy xuất khẩu còn nhiều khó khăn. Mất việc làm, thu nhập giảm khiến nhu cầu của người tiêu dùng cho sản phẩm nhập khẩu khó có thể sớm cải thiện.
Dự báo cho năm 2021 sẽ phụ thuộc nhiều vào diễn biến phòng, chống dịch và mở cửa lại nền kinh tế trên thế giới.
Trước đó, trong 6 tháng đầu năm nay, dịch bệnh Covid-19 lây lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Dịch bệnh kéo theo các hệ lụy đối với hoạt động kinh tế như thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, tình hình khan hiếm nguyên liệu do chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào bị gián đoạn; các vấn đề về tài chính do gián đoạn sản xuất.
Đặc biệt khi các nền kinh tế lớn trên thế giới như Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ chính là các quốc gia có số ca bệnh lớn nhất và phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài. Đây cũng là những đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Về mặt con số, 6 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu đạt 122,8 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước; trị giá nhập khẩu đạt 117,3 tỷ USD, giảm 2,9%.
Trừ nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng nhẹ 0,8%, xuất khẩu các nhóm hàng đều sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản đạt 11,7 tỷ USD, giảm 4,6%; xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 1,5 tỷ USD, giảm 34,5%.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng cũng ghi nhận sụt giảm so với cùng kỳ năm trước như: Hàng dệt, may đạt 13,18 tỷ USD, giảm 12,7%; giầy dép đạt 8,13 tỷ USD, giảm 6,9%…
Xuất nhập khẩu – tận dụng thời cơ tham gia EVFTA
Xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam, nên hiện nay việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng nằm trong chỉ đạo chung của Chính phủ. Triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021– 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020, Bộ Công Thương phối hợp cùng Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) và Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) đồng tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá, Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA (viết tắt là VOIEF – Vietnam Online Import-Export Forum) lần thứ hai vào ngày 28/7/2020.
Xuất nhập khẩu – tận dụng thời cơ tham gia EVFTA
Theo Bộ Công Thương, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều biện pháp để hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn hoạt động trao đổi thương mại gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Xuất khẩu 6 tháng cuối năm có thể hy vọng từ việc thực thi Hiệp định EVFTA, đây là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp cận thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới với dân số hơn 508 triệu người, GDP khoảng 18.000 tỷ USD. Như vậy, sau khi dịch bệnh được kiểm soát tại châu Âu, Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế rất lớn từ việc giảm/xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU để khai thác thị trường này.
Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của người dân và doanh nghiệp trên cả nước về Hiệp định EVFTA một cách thuận lợi và hiệu quả, Bộ Công Thương đã xây dựng và đưa vào vận hành chuyên trang thông tin điện tử về Hiệp định EVFTA tại địa chỉ: http://evfta.moit.gov.vn/. Đây là Cổng thông tin chính thức của Bộ Công Thương, đăng tải các thông tin tổng quan về EVFTA, cam kết chính của EVFTA trong các lĩnh vực chủ chốt như hàng hóa, dịch vụ – đầu tư,…, các thông tin hữu ích cho nhà xuất khẩu, toàn bộ văn kiện Hiệp định EVFTA (tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt). Nhiều hoạt động tuyên truyền, giới thiệu nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương đã được Bộ Công Thương tổ chức trong thời gian qua nhằm đảm bảo tận dụng tối đa các cơ hội mà Hiệp định mang lại.
Diễn đàn VOIEF là cơ hội để các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trao đổi về xu hướng xuất nhập khẩu hàng hóa trực tuyến, các hành động cần triển khai để phát huy những lợi thế của thương mại điện tử trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa; đồng thời tạo cơ hội cho các bên liên quan tới lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá đẩy mạnh chuyển đổi số, nắm bắt những cơ hội có được từ các hiệp định thương mại tự do, bao gồm EVFTA, hạn chế cao nhất trở ngại và ảnh hưởng từ Covid -19.
Hỗ trợ kết nối trực tiếp doanh nghiệp xuất khẩu
Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là quá trình áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia vào thủ tục hành chính. Theo cách truyền thống, thủ tục hành chính được thực hiện bằng hình thức hồ sơ giấy, nhưng khi áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin, thủ tục hành chính sẽ được thực hiện và xử lý trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người tham gia thủ tục hành chính.
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin từ rất sớm để cải cách thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Điển hình là Hệ thống chứng nhận xuất xứ điện tử eCoSys của Bộ Công Thương cho phép thương nhân xuất khẩu nộp chứng từ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) trực tuyến.
Đến nay, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, 6 thủ tục hành chính đã thực hiện hoàn toàn dưới hình thức trực tuyến và kết nối Hệ thống một cửa quốc gia (02 thủ tục cấp phép nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) ưu đãi Mẫu D, thủ tục cấp giấy chứng nhận quy trình Kimberley đối với kim cương thô, 02 thủ tục về cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương (cấp mới; cấp lại)); 11 thủ tục hành chính được thực hiện hoàn toàn dưới hình thức trực tuyến cấp độ 4 (02 thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xuất khẩu gạo (cấp mới, cấp đổi), thủ tục cấp giấy phép tạm xuất, tái nhập hàng hóa theo hình thức khác, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh chuyển khẩu; 03 thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu ô tô (cấp mới, cấp đổi, cấp lại); 03 thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam (cấp mới, cấp lại, gia hạn); thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động thuốc lá điếu, xì gà).
Trên cơ sở đó, quá trình chuyển đổi số hay điện tử hoá trong lĩnh vực xuất nhập khẩu góp phần làm giảm khối lượng công việc và hồ sơ giấy phải lưu tại cơ quan, tổ chức xử lý thủ tục hành chính. Nhờ vậy, góp phần tăng chất lượng dịch vụ công và thời gian để giải quyết các hồ sơ của các thủ tục hành chính.
Lợi ích to lớn của chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương cam kết sẽ mở rộng và phát triển nhiều dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 hơn nữa, xứng đáng là một trong những đơn vị tiên phong trong cải cách hành chính, triển khai Chính phủ điện tử, thực hiện phương châm Chính phủ kiến tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
15 doanh nghiệp Nhật Bản sẽ được chính phủ nước này hỗ trợ chi phí để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro) vừa công bố danh sách 30 doanh nghiệp nước này (trên tổng số hơn 100 công ty đăng ký dự án đa dạng hoá chuỗi cung ứng) được nhận trợ cấp để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào.
Một nửa danh sách này là các công ty đăng ký chuyển sang Việt Nam, gồm doanh nghiệp quy mô lớn, nhỏ và vừa (SME). Chưa rõ việc di dời này là một phần hay toàn bộ hoạt động sản xuất của họ tại Trung Quốc.
Danh sách 15 công ty Nhật Bản được nhận trợ cấp để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nguồn: Jetro.
Danh sách 15 công ty Nhật Bản được nhận trợ cấp để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nguồn: Jetro.
Đa số công ty được trợ cấp để sang Việt Nam thuộc lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế. Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp sản xuất liên quan đến chất bán dẫn, linh kiện điện thoại, máy điều hoà hay module điện… Trong danh sách này, Tập đoàn Hoya sản xuất linh kiện ổ cứng dự kiến di dời hoạt động sản xuất Trung Quốc sang Việt Nam và Lào.
Theo công bố của Jetro, số tiền trợ cấp dao động 100 triệu đến 5 tỷ yen, bù đắp một phần chi phí cần thiết để mua sắm và lắp đặt máy móc, thiết bị cho việc mở rộng sản xuất.
Ngoài 30 công ty được trợ cấp để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, Chính phủ Nhật Bản cũng chi ít nhất 57,5 tỷ yen (536 triệu USD) cho 57 công ty gồm hãng tư nhân sản xuất khẩu trang Iris Ohyama và Tập đoàn Sharp để chuyển hoạt động sản xuất về nước.
Đây là một phần chính sách nằm trong dự án đa dạng hoá chuỗi cung ứng toàn cầu được Nhật Bản công bố từ tháng 4. Nhật Bản là nền kinh tế thứ hai (sau Đài Loan) có chính sách cụ thể để đẩy mạnh việc đa dạng hoá chuỗi cung ứng toàn cầu, giảm thiểu sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
Năm ngoái, chính quyền Đài Loan cũng đã hỗ trợ doanh nghiệp cả về đất đai, nước, điện, vốn và thuế để thúc giục doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất về nước.
Ngoài chất lượng, nông sản phải được đảm bảo độ tươi cũng như giữ nguyên màu sắc mới có thể thu hút được người tiêu dùng Nhật.
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam từ đầu năm đến nay liên tục giảm trên 2 con số khi nhiều thị trường chính giảm thu mua và đóng cửa. Tuy nhiên, việc xuất khẩu nông sản sang Nhật lại có nhiều điểm sáng.
Nhưng để đưa được nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản – thị trường khó tính bậc nhất thế giới, cũng như chinh phục được người tiêu dùng nước này là cả một vấn đề lớn.
Theo đó, ông Tomoaki Fukui – Giám đốc cao cấp Bộ phận Sản phẩm AEON TopValu cho biết, yếu tố quan trọng giúp hàng Việt sang Nhật được ưa chuộng là sản phẩm phải đạt độ tươi ngon về chất lượng và màu sắc giữ ổn định.
Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần có quy trình quản lý chuỗi cung ứng, chất lượng sản phẩm, quá trình nhập và vận chuyển sản phẩm, nhiệt độ cũng như thời hạn sử dụng tối ưu nhất.
Cách để nông sản Việt được ưa chuộng tại Nhật
Màu sắc của những trái vải sang Nhật được giữ ổn định. Ảnh: Minh Hà.
Ông Tomoaki Fukui cũng chia sẻ bí quyết để lô vải thiều hôm 20/6 qua Nhật suốt 16 tiếng mà vẫn giữ được nguyên màu sắc, chất lượng như tại Việt Nam. Cụ thể, công ty phải nghiên cứu nhiệt độ bảo quản thích hợp để trái vải không chuyển qua màu nâu.
Theo đó, vải phải được bảo quản ở nhiệt độ 0-2 độ C, sử dụng bao bì thoáng khí và được bảo quản nghiêm ngặt trong tất cả các công đoạn từ kho lạnh cho tới chế biến lạnh. Hay với quả chuối, nhiệt độ duy trì để đảm bảo độ tươi và vỏ chúng không bị thâm thì phải bảo quản ở nhiệt độ không cao hoặc thấp hơn 13 độ C.
Song song đó, quy trình xử lý quả chuối phải khắt khe, từ khâu thu hoạch, sơ chế. Đặc biệt, quá trình sơ chế không được sờ tay trực tiếp vào vỏ quả chuối. Bởi nhiệt độ cơ thể người sẽ làm vỏ quả chuối đổi màu. Sau khi sấy ráo nước, xếp vào thùng và hút chân không để đảm bảo không tồn tại khí CO2, tránh đẩy nhanh quá trình chín của trái chuối…
Theo lãnh đạo doanh nghiệp này, sắp tới để nông sản Việt được vào Nhật nhiều hơn, công ty sẽ lựa chọn thêm 20-30 doanh nghiệp cung ứng. Đồng thời, công ty sẽ nghiên cứu và hỗ trợ doanh nghiệp làm sao để nông sản và hàng hóa đưa vào Nhật đảm bảo chất lượng và độ tươi ngon tối đa.
Thừa nhận nông sản Việt đang ngày càng thu hút người Nhật, ông Yuichiro Shiotani, Tổng giám đốc Công ty AEON TopValu Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm, tập đoàn này đã xuất khẩu 260 triệu USD hàng hóa Việt sang các hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp tại Nhật. Con số này tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và dự kiến đạt 500 triệu USD cuối năm nay, cũng như hướng tới 1 tỷ USD vào năm 2025.
Hiện AEON đã đưa 3 nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật khá được ưa chuộng là thanh long, vải và xoài. Riêng với trái xoài, ngoài xuất khẩu quả tươi, xoài đông lạnh cũng được người Nhật yêu thích. Trong năm nay, tập đoàn này đặt kế hoạch xuất 65 tấn xoài đông lạnh vào hệ thống siêu thị tại Nhật.
Ông Nguyễn Hữu Tín – Giám đốc ITPC cũng nhìn nhận, thị trường Nhật đang ngày càng yêu thích nông sản Việt. Đây là thị trường tiềm năng để doanh nghiệp Việt bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, để hàng hoá thâm nhập sâu vào thị trường Nhật và châu Á, cách nhanh nhất theo ông Tín là doanh nghiệp xuất khẩu thông qua kênh bán lẻ ở các nước.
Theo ông Yuichiro Shiotani, để được AEON hỗ trợ xuất khẩu, các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam phải có đầy đủ chứng nhận và truy xuất nguồn gốc. Đặc biệt, các nông sản hữu cơ, nông nghiệp sạch được ưu tiên, đồng thời doanh nghiệp cần có năng lực sản xuất ổn định.